Ki-Aikido Prague Libuš calligraphy


Aikidou là gì?

Trong khi chiến đấu, con người trên cả thế giới sử dụng kiếm, cây thương hay những vũ khí khác. Khi không có vũ khí thì con người hay chiến đấu với nhau bằng võ thuật. Chi đến khi phát minh ra hỏa khí, kỹ thuật chiến đấu trên toàn thế giới không có sự khác biệt.. Cùng với phát minh này, phong cách chiến đấu cũng thay đổi.

Người Bồ Đào Nha mang súng đến Nhật Bản vào năm 1543. Người Nhật bắt đầu tự sản xuất hỏa khí rất sớm. Tầm năm 1590 những hỏa khí được sử dụng trong những cuộc chiến và nó mang đến nhiều hiệu quả hơn là những vũ khí truyền thống. Nhưng sử dụng hạn chế vì không được sản xuất nhiều.

Tầm năm 1600 nhà Tokugawa đã trị vì Nhật Bản – thời này cũng là thời mạnh nhất của tầng lớp chiến binh samurai. Để giữ được chính quyền các Chinh Di Đại Tướng quân nhà Tokugawa đã cấm sử dụng hỏa khí và giao tiếp với thế giới bên ngoài. Điều đó đã giúp, trong 250 năm tới, phát triển võ thuật không sử dụng hỏa khí, trong khi đó tại Tây Phương, ngược lại hỏa khí được phát triển, nâng cao và trở thành vũ khí chính hay được sử dụng trong các cuộc chiến.

Sau năm 1800, người Châu Âu bắt đầu xâm chiếm Trung Quốc. So với Trung Quốc, Nhật bản rất nhỏ, vì thế lúc đầu người Châu Âu không quan tân đến nó. Hoa Kỳ cũng có ý định chiếm đạt Trung Quốc và sử dụng Nhật Bản như bến cảng trước khi đến Trung Quốc. Khoảng năm 1860 hạm đội Mỹ đến Nhật và ép buộc Nhật cho bến cảng của mình cho Mỹ. Vì các nước Châu Âu cũng muốn sử dụng Nhật Bản như bến cảng, Nhật Bản đã có nguy cơ là cũng sẽ bị thực dân như Trung Quốc. Vì lý do đó Nhật Bản đã quyết định thành lập quân đội mạnh mẽ để chống lại được Hoa Kỳ và Châu Âu. Quân đội bắt đầu sử dụng hỏa khí , kiếm bị cấm sử dụng.

Các thi tộc samurai duy trì kỹ thuật đấu gươm truyền thống không hài lòng với lệnh cấm và cố gắng duy trì nó. Một trong cách thực hiện điều đó đã là chuyển đổi nó sang môn thể thao – juudou, kendou và karate. Nhữnng người sinh viên ủng hổ ba môn võ thể thao này. Những võ thuật không theo hướng thể thao được gọi là kobudou, juujutsu. Một trong juujutsu là Daitouryuu Juujutsu – cơ sở kỹ thuật của aikidou. Nên lưu ý là kỹ thuật của juudou và karate được xuất phát từ những võ thuật không sử dụng gươm kiếm. Vì thế trong karate có những kỹ thuật sử dụng gậy, nhưng không có kỹ thuật sử dụng kiếm. Nguồn gốc của kendou là từ võ thuật sử dụng gươm kiếm, nhưng đã trở thành môn thể thao. Daitouryuu Juujutsu đã được tạo ra bởi người nào đó thông thạo trong kỹ thuật gươm kiếm. Người đó đã phát triển kỹ thuật không sử dụng kiếm nhờ vào kỹ năng của mình về sử dụng gươm kiếm. Vì thế, kỹ thuật của Juujutsu rất khác biệt kỹ thuật của juudou hay karate và giống kỹ thuật của kendou.

Với sự phát triển của kỹ thuật Daitouryuu Juujutsu, các cơ sở ban đầu trong sử dụng kiếm đã bị quên và sự quan tâm chú trọng vào chiến đấu đường phố. Sau Chiến tranh thế giới II., ý tưởng là Nhật Bản không nên chiến đấu và những người dân không nên sở hữu hỏa khí , kẻ cả kiếm cũng không. đã được đặt ra. Và thế, dân bắt đâu sũy nghĩ về chuyện chiến đấu đường phố sẽ được diễn ra bằng cách nào khi không sử dụng vũ khí hay chỉ sử dụng gậy hay con dao. Trong tình huống này Aikidou đã được tạo ra. Ý tưởng của aikidou là kiểm soát tình trạng không cần chiến đấu. Điều này phản ứng xu hướng tại Hoa Kỳ và Châu Âu sau năm 1960 và aikidou đã được ủng hộ triết lý. Khái niệm về giải quyết xung đột mà không chiến đấu đã trở thành một phần của triết lý của Aikido.

Điều đó đã dẫn đến ý tưởng tự vệ. Tự vệ là gì? Giữa tấn công và phòng thủ không có sự khác biệt. Khi một người nào đó thực hiêđn hành động chống lại một người khác thì hành động này được gọi là tấn công. Khi người thứ hai hành động cũng như vậy, hành động này được gọi là phòng thủ.

Phòng thủ chỉ được phép khi ai đó tấn công mình. Nế là tấn công không sử dụng vũ khí, mình có thể chờ và sau mới hành động. Nhưng nếu mà là tấn công với sự sử dụng hỏa khí hay với vũ khí nào khác, thì hầu như không thể tự vệ được sau khi bị tấn công. Phải ứng xử trước khi bị bắn.

Điểm quan trọng tại đây là ý định hành động của người thứ hai là gì. Nếu người nào đó cầm súng trong tay, thì cảnh sát sẽ không biết ý định của người đấy như thế nào và sẽ yêu cầu ngay lập tức để người đấy bỏ súng ra và giơ tay lên đầu. Ví dụ khi tối, người cảnh sát nên cư xử như thế nào? Có khi người cảng sát sẽ bắt buộc phải bắn trước khi bị bắn. Trong trường hợp này sẽ phải hỏi liệu người cảnh sát đã hành động đúng hay không.

Nếu đó là tấn công giữa hai quốc gia thì sẽ càng phức tạp hơn. Nếu một cuốc gia bị tấn côngm nhưng không biết ai là người tấn côngm quốc gia này cỏ thể suy luận là bị tấn công bời kè thù và với danh dự phòng thủ cũng sẽ tấn công lại. Giữa hai con người hành động này được gọi là trả thù và pháp luật cấm. Vì chính phủ trừng trị tội phạm, những nạn nhân không cần phải trả thủ, Nhưng vì không có thẩm quyền nào đứng cao trên hai quốc gia, sự trả thù được phép. Khó phân biệt được sự khác biệt giữa trả thì và phòng thủ. Vấn đề là, sự tấn ông, trả thù và phòng thủ không khác gì nhau. Nó chỉ khác nhau trong cách diễn giải.

Trong aikidou có thể tạo ra môn triết học mới toanh. Aikidou không cần phải là tự vệ. Phòng thủ không khác gì tấn công. Aikidou là một phương pháp tạo ra một tình huống mà rất khó để tấn công. Nếu khi không bị tấn công thì không cần thiết phải tự vệ, đấy là con đường hòa bình duy nhất.

Doushuu (2004)